Các phóng viên người Mexico mang thiết bị bảo hộ cá nhân giữa đại dịch COVID-19, khi đưa tin về cuộc biểu tình của cá nhân viên hành chính tại Bệnh viện Đa khoa Balbuena, Mexico City, ngày 16 tháng Tư, 2020. (AFP/Pedro Pardo)

Tư vấn an toàn của Uỷ ban bảo vệ nhà báo, CPJ: Công tác phòng chống dịch bệnh coronavirus

Cập Nhật ngày 20 tháng Năm, 2021

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng nổ dịch COVID-19 (chủng Coronavirus mới) là đại dịch toàn cầu. Theo những tin tức hiện nay, tình hình vẫn tiếp tục tiến triển trên toàn cầu. Các nước vẫn tăng cường hoặc dãn dần  những hạn chế  trong việc thông giao của họ và/ hoặc có những biện pháp liên quan đến an toàn do những chủng covid mới đã được nhận dạng. Chiến dịch tiêm chủng vacxin cho COVID-19 cũng đang diễn ra nhanh chóng

Nhiều phóng viên trên toàn thế giới đang đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông tin về đại dịch bệnh và những nỗ lực của các chính phủ chiến đấu với bệnh dịch, dù chính quyền nhiều nước cố gắng ngăn chặn sự truy cập thông tin và báo cáo từ nguồn độc lập, theo như tài liệu của CPJ. Theo những cuộc phỏng vấn của CPJ với phóng viên, nhiều nhân viên báo chí đang thường xuyên phải đối mặt với những áp lực đầy căng thẳng do nguy cơ phải tiếp xúc với việc truyền nhiễm trong quá trình di chuyển, khi phỏng vấn hay phải tới những địa điểm trong khi hành nghề. Như đã nhấn mạnh trong báo cáo gần đây của CPJ, các phóng viên còn phải đối diện với sự kiểm duyệt, giam giữ, quấy rối trực tiếp và cả những quấy rối qua mạng, khiến cuộc sống của họ đã bị mất đi do COVID -19.

Vì tình hình đại dịch bệnh vẫn tiếp tục thay đổi, nhiều tin mới luôn xuất hiện, cùng nhiều khuyến cáo y tế  và tin tức dịch bệnh sẽ được ban hành từ các cơ quan có thẩm quyền. Để cập nhật những khuyến cáo và hạn chế mới nhất,  những phóng viên báo chí tác nghiệp về dịch bệnh nên theo dõi tin tức của WHO và các tổ chức y tế ở địa phương của họ. Để cập nhật những chuyển biến mới nhất của dịch bệnh,Trung tâm nghiên cứu Coronavirus của trường Đại Học John Hopkins, là một nguồn an toàn và đáng tin cậy.

GIỮ AN TOÀN TRÊN TRẬN TUYẾN 

Tất cả nhiệm vụ đều có khả năng cao bị thay đổi hay hủy bỏ không được báo trước, do tình hình biến chuyển nhanh chóng trên toàn thế giới. 

Theo nguồn tin từ Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Chống Dịch Bệnh của Mỹ ( CDC), những phóng viên đã tiêm chủng nên chú ý rằng hvẫn có khả năng lây nhiễm virus. Và theo Viện Y học Yale, mỗi loại vacxin khác nhau  có những mức độ bảo vệ chống lại các loại virus khác nhau. Bệnh dịch COVID-19 có liên quan đến các biện pháp an toàn, như khoảng cách tiếp xúc, đeo khẩu trang bảo vệ vẫn nên được duy trì.

Những ai có dự định tác nghiệp về dịch bệnh COVID -19 nên xem xét những thông tin an toàn sau:

Trước khi tác nghiệp

• Nếu có thể, nên tiêm phòng vacxin COVID – 19 trước bất kỳ chuyến tác nghiệp nào sẽ an toàn cho bạn, đặc biệt khi bạn làm việc hay phải đi đến một địa điểm có nhiễm bệnh dịch nặng. 

Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh ở nơi hay địa điểm bạn đang ở, thì những cuộc phỏng vấn qua điện thoại hay online sẽ tốt hơn được thực hiện trực tiếp để hạn chế rủi ro lây truyền bệnh hay làm lây nhiễm rộng rãi.  

Theo nguồn từ Trung Tâm kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh của Mỹ, CDC, người lớn tuổi và những cá nhân có tình trạng sức khỏe dưới mức bình thường ví dụ như bệnh tiểu đường hay béo phì thì được cho là nguy hiểm. Nếu bạn thuộc trong nhóm tình trạng trên, và tuỳ theo mức độ lây nhiễm, bạn không nên tham gia vào bất cứ công việc nào có tiếp xúc trực tiếp với công chúng. Điều đó cũng được áp dụng cho những nhân viên đang mang thai

 ● Khi chọn lựa nhân viên tác nghiệp về đại dịch bệnh COVID-19, bộ phận quản lý cần chú ý đến những vụ tấn công có khả năng xảy ra do sự phân biệt chủng tộc với một số quốc tịch, điều này đã được nhấn mạnh trong thời báo The New York Times

Sự hạn chế trong việc giao thông toàn cầu và các biện pháp cách ly có thể thay đổi bất ngờ hoặc không báo trước. Chính vì vậy, bạn cần trao đổi những kế hoạch, hoặc dự định với bộ phận quản lý của bạn, để hỗ trợ và giúp đỡ. Nếu bạn bị ốm trong khi làm nhiệm vụ, nên tính đến khả năng tự cách ly hay bị ở trong khu vực cách ly với  một khoảng thời gian dài.

Tâm Lý Vững Vàng 

● Thậm chí phóng viên kinh nghiệm nhất cũng có thể bị gặp khó khăn về tâm lý trong khi đưa tin về đại dịch bệnh COVID-19 toàn cầu, theo viện Reuters Institute at the University of Oxford. Ban quản lý nên kiểm tra nhân viên báo chí của họ một cách thường xuyên để biết được họ đang phải đối phó như thế nào và đưa ra những chỉ dẫn và hỗ trợ khi cần thiết.

Hãy chú ý đến khả năng bị tác động tâm lý khi tác nghiệp từ một địa điểm hay khu vực bị lây nhiễm do COVID -19. Đặc biệt là tác nghiệp từ một cơ sở y tế, hay khu vực cách biệt hoặc những vùng bị đóng cửa cách ly . Một nguồn thông tin hữu ích về tình trạng chấn động tâm lý cho những nhân viên truyền thông là Trung Tâm Báo Chí và Chấn Thương Tâm Lý DART, the DART Center for Journalism and Trauma. Xin hãy cập  nhật vào trang Khẩn cấp của CPJ  để có những nguồn hỗ trợ an toàn, bao gồm cả biện pháp tâm lý hữu hiệu nhất cho các phóng viên đang tương tác với COVID-19.

Phòng Chống Nhiễm Bệnh và Lây Lan Cho Người Khác

Hầu hết các quốc gia đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Mặc dù việc giãn cách được khuyến cáo nhưng các biện pháp có thể vẫn tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn đến. Nếu đang tác nghiệp tại nơi có những dịch vụ cấp bách hay đến những địa điểm có rủi ro cao được liệt kê dưới đây, bạn hãy yêu cầu trước thông tin về an toàn vệ sinh của những nơi đó. Nếu có những nghi vấn, không nên đến đó.

● Bất cứ cơ sở y tế.

● Trại dưỡng lão

Nhà một người bị bệnh hay người lớn tuổi, hoặc bất kỳ ai có vấn đề về sức khỏe hay đang mang thai.

Bất kỳ nơi làm việc nào có khả năng lây nhiễm cao( ví dụ: điểm giết mổ động vật )

● Nhà xác, nhà tang lễ, nơi hỏa táng hay đám tang.

Khu vực bị cách ly. 

● Khu dân cư đông đúc trong thành phố ( ví dụ (e.g. như khu ổ chuột hay khu  “đèn đỏ”)

Trại tị nạn hay Nhà tù hay trung tâm giam giữ có trường hợp bị COVID -19 , 

Những chỉ dẫn để phòng chống bị lây nhiễm bao gồm:

Giữ khoảng cách với mọi người, tùy theo chỉ dẫn của mỗi chính quyền nơi sở tại. Bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận khi xung quanh những người có biểu hiện hay triệu chứng của bệnh hô hấp, như ho và hắt hơi, hoặc khi phỏng vấn người lớn tuổi có bệnh lý nền, hay gần gũi với những cá nhân có triệu chứng, những nhân viên y tế chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19, hay những công nhân tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao. 

● Luôn cố gắng phỏng vấn trong không gian mở ngoài trời. Nếu bạn cần phỏng vấn bên trong, hãy chọn một khu vực có nhiều không khí lưu thông( ví dụ như có cửa sổ mở) và tránh những không gian hay phòng ốc chật hẹp.

● Không bắt tay, hay ôm hôn ai. 

● Cố gắng đứng chéo góc với người được phỏng vấn tốt hơn là đối mặt, luôn giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn. 

Rửa tay thường xuyên, đúng cách và kỹ càng trong khoảng thời gian ít nhất 20 giây bằng nước nóng với xà phòng rửa tay. Đảm bảo đôi tay được làm khô đúng cách. Một hướng dẫn hữu hiệu trong việc rửa và làm khô tay đúng cách có thể thấy trong website của tổ chức WHO. can be found on the WHO website 

Dùng nước rửa tay diệt khuẩn hoặc lau chùi bằng giấy diệt khuẩn nếu không có nước nóng và xà bông, nhưng luôn tuân thủ việc rửa tay với xà bông bằng nước nóng ngay khi có thể. (Theo chỉ dẫn của CDC, tốt nhất nên dùng nước rửa tay có cồn từ 60% ethanol hay 70% isopropanol.) Không nên dùng nước rửa tay có cồn thay cho việc rửa tay thường xuyên ở nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Luôn che miệng và mũi mỗi khi ho hay hắt hơi. Nếu bạn ho hay hắt hơi vào giấy ăn, hãy vứt bỏ ngay lập tức một cách an toàn và hợp lý , và nhớ rửa tay cẩn thận ngay sau đó.

Không nên sờ lên mặt, miệng, mũi, tai … như đài the BBC đã nhắn nhủ.

Tránh ăn/ uống bằng những vật dụng như dao, thìa, chén, bát có thể đã bị tiếp  xúc với người khác.

Râu tóc đều phải được che phủ. Tóc dài cần phải chải buộc gọn gàng.

Tháo bỏ đồng hồ, nữ trang trước khi tác nghiệp, xin ghi nhớ rằng COVID -19 có thể sống trên nhiều bề mặt khác nhau trong một khoảng thời gian dài. 

Nếu bạn đeo kính, hãy cẩn thận lau chùi thường xuyên bằng nước nóng và xà bông. 

Tránh mang kính áp tròng trong khi tác nghiệp, nếu có thể, do khi chạm vào mắt , touching your eyes,  và làm tăng khả năng nhiễm bệnh. 

Nên chú ý với quần áo bạn sẽ mặc, bởi một số loại vải có thể làm sạch dễ dàng hơn các loại vải khác. Tất cả các loại vải đều có thể giặt sạch ở nhiệt độ cao với xà phòng sau khi tác nghiệp. 

● Nếu có thể, cố gắng tránh sử dụng tiền mặt trong khi tác nghiệp, và bạn cần lau chùi thẻ tín dụng hay thẻ rút tiền, ví hay túi xách tay thường xuyên. Tránh cho tay vào túi quần áo càng ít cánh tốt.

Nên để ý đến phương tiện giao thông đi lại khi tác nghiệp. Tránh di chuyển trên các phương tiện công cộng vào giờ cao điểm và nên dùng nước rửa tay có cồn khi lên xuống .

● Nếu phải di chuyển bằng một phương tiện giao thông của cá nhân hay công ty, nên để ý rằng một người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm virus cho những người còn lại trong xe. Hãy mở cửa xe trong khi di chuyển để không khí lưu thông, và luôn lưu ý mang khẩu trang trong khi ngồi trong xe.

Hãy nghỉ ngơi và dưỡng sức, bởi khi mệt mỏi chúng ta thường dễ dàng bị mắc sai lầm trong chế độ giữ vệ sinh của mình. Một yếu tố nữa là chúng ta có thể còn một quãng đường dài để đi trước và sau công việc.

Thiết Bị Bảo Hộ Y tế  Cá Nhân (PPE)

Tuỳ theo mức độ tự nhiên của công việc, những nhân viên truyền thông cần mang những bảo hộ y tế an toàn cá nhân ( PPE) trong khi đưa tin. Bao gồm găng tay y tế, khẩu trang, tạp dề bảo vệ/ quần áo bảo hộ, và túi bọc giầy bảo hộ…

Việc mang và cởi bỏ ( donning /doffoffing) bất kỳ thiết bị bảo hộ y tế an toàn cá nhân ( PPE) yêu cầu phải được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo quy định an toàn. Xin hãy nhấn vào chỉ dẫn sau cho những chỉ dẫn chứng của CDC. . Những rủi ro của việc lây nhiễm chồng chéo là rất cao, do đó bạn không nên coi thường những quy định trên. Nếu có, nên để tâm suy nghĩ hay tìm kiếm những hướng dẫn và cách huấn luyện của các chuyên gia trước khi tác nghiệp 

Xin hãy chú ý rằng ở nhiều quốc gia thiết bị bảo hộ y tế cá nhân dùng trong phẫu thuật vẫn còn thiếu thốn và các nguồn cung cấp rất hạn hẹp, do đó sử dụng các thiết bị này có thể làm cho sự khan  hiếm đó khó khăn hơn.

Đảm bảo rằng các thiết bị bảo hộ y tế dùng vừa vặn với bạn. Nếu các thiết bị không vừa vặn với bạn, chúng sẽ rất dễ bị rách hay khó vận động hoặc dễ vướng mắc vào các vật dụng như tay nắm cửa.

● Luôn dùng các thiết bị bảo hộ y tế với các thương hiệu uy tín, chú ý đến những chỉ định an toàn tối thiểu. Để ý các thiết bị bị lỗi, hay hàng giả. Một số thương hiệu hàng đầu và có uy tín có thể tham khảo tại đây

● Khi tác nghiệp hay thăm một khu vực bị nhiễm bệnh như cơ sở điều trị y tế bạn nên sử dụng găng tay bảo hộ. Nhớ rằng găng tay cao su dày sẽ có độ bảo vệ cao hơn găng tay cao su loại mỏng. Nếu cần thiết nên đeo hai lớp cho tăng độ an toàn.

● Nếu phải tác nghiệp tại một điểm có rủi ro cao như khu vực điều trị y tế, nên bổ sung thêm thiết bị bảo hộ y tế cá nhân với quần áo bảo hộ và khẩu trang kín mặt là một yêu cầu rất cần thiết.

● Nếu mang bộ bảo hộ áo liền quần, đảm bảo rằng bạn sử dụng phòng vệ sinh để mặc trước.

● Tuỳ theo công việc, bạn có thể cần mang  túi bọc giày sử dụng một lần hoặc giày bảo hộ chống thấm nước, hai loại này có thể lau chùi hoặc xả nước ngay sau khi bạn ra khỏi khu dịch bệnh. Nếu dùng giày bảo hộ chống thấm nước, chúng sẽ được bố trí hợp lý trước bạn ra về. 

● Việc mang hay cởi bỏ tất cả các thiết bị bảo hộ y tế cá nhân đều được giám sát bởi một nhân viên đã được huấn luyện, bởi vì đây có thể là thời điểm dễ gây lây nhiễm cao. Video hướng dẫn  cách mặc và cởi bỏ  của CDC có thể rất hữu dụng, dù không thay thế được bằng việc được đào tạo hay giám sát.

● Không bao giờ sử dụng lại những thiết bị an toàn cá nhân chỉ được sử dụng một lần như găng tay, bộ đồ bảo hộ, tạp dề, hay túi bọc giày. Mọi  thiết bị được tái sử dụng cần khử trùng và vệ sinh đúng cách. Đảm bảo tất cả các thiết bị bảo hộ y tế cá nhân đó được xử lý đúng quy định TRƯỚC KHI rời khu vực bị nhiễm bệnh.

Những Chiếc Khẩu Trang

Cách sử dụng những chiếc khẩu trang chuẩn xác nhất là điều đặc biệt quan trọng cho những nhân viên truyền thông ở nơi công cộng, trong những không gian khép kín hay một địa phận có khả năng truyền nhiễm nguy hiểm. Bạn nên thấy rằng việc các hạt nhỏ cô đọng lan tỏa trong những không gian khép kín sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường, do đó cơ hội lây nhiễm của bạn sẽ cao hơn nhiều.

Trừ khi bạn sử dụng đúng cách, có những quan ngại rằng khẩu trang có thể trở thành một nguồn gây nhiễm. Một nghiên cứu gần đây của Lancet cho thấy virus gây bệnh vẫn hiển diện trên khẩu trang đến 7 ngày sau khi bị phát hiện nhiễm. Theo nghiên cứu này, mang đi mang lại một chiếc khẩu trang, hay chạm lên mặt khi đeo nó, có thể là cách đầy rủi ro nhiễm bệnh cao.

Nếu bạn mang một chiếc khẩu trang bạn nên làm theo những lời khuyên sau:

● Nếu tác nghiệp trong một không gian hạn hẹp, phải tiếp xúc gần với người khác hay trong một khu vực có nguy cơ truyền nhiễm cao, một chiếc khẩu trang N95 ( hay FFP2/FFP3) được khuyến khích sử dụng hơn một chiếc khẩu trang “ phẫu thuật ” tiêu chuẩn nào khác.

● Hãy bảo đảm rằng chiếc khẩu trang vừa vặn với sống mũi và cằm, hạn chế tối thiểu kẽ hở. 

●Bảo đảm rằng lông mặt/ râu được cạo thường xuyên.

●Tuyệt đối tuân thủ đeo khẩu trang là cần thiết. Tránh chạm vào mặt trước của khẩu trang, chỉ được tháo bỏ bằng hai dây đeo, và tránh chỉnh sửa khẩu trang trừ khi thật sự cần thiết. Phải rửa tay khi chúng chạm vào khẩu trang. 

● Dùng lại khẩu trang là rất nguy hại. Luôn cho khẩu trang đã dùng rồi vào một cái túi và buộc lại trước khi vứt bỏ.

Luôn rửa tay với nước rửa tay và nước nóng, hoặc nước rửa tay kháng khuẩn ( tối thiểu từ 60% ethanol hoặc 70% isopropanol) sau khi tháo khẩu trang. 

● Thay một chiếc khẩu trang mới, sạch và khô ráo ngay khi nó đã  bị bẩn hoặc ẩm ướt.

● Xin ghi nhớ rằng việc sử dụng khẩu trang chỉ là một phần trong những cách bảo vệ bản thân, nó luôn phải đi kèm với việc rửa tay thường xuyên với xà phòng rửa tay và nước nóng, tránh sờ tay lên các bộ phận trên mặt, bao gồm cả mắt, mũi, miệng và tai.

● Bạn cũng nên để ý rằng nguồn cung khẩu trang có hạn và giá có thể tăng đột biến tùy theo địa điểm.

An Toàn Cho Các Thiết Bị

Khả năng lây Lan COVID-19 qua các thiết bị là có thật. Nguyên tắc lau chùi vệ sinh và tẩy trùng nên được phân bổ nghiêm ngặt bất cứ lúc nào.

Sử dụng các loại mi-crô có cần định hướng với một khoảng cách an toàn ở bất cứ nơi đâu có thể.  Micro kẹp chỉ nên dùng dưới sự kiểm soát kết hợp với dán ghép tuyệt đối vệ sinh theo quy định. 

● Những chiếc vỏ bọc microphone cần được khử trùng và rửa với nước rửa khử trùng ở nhiệt độ cao sau mỗi lần được sử dụng. Nghiên cứu những bản hướng dẫn sử dụng hay huấn luyện cho việc tháo bỏ vỏ bọc một cách an toàn để tránh bất kỳ khả năng lây nhiễm chéo. Nên tránh loại vỏ bọc “ có lông xù”, chứng chỉ làm cho việc lau chùi phức tạp hơn thôi.

● Sử dụng những tai nghe rẻ và dễ dàng bỏ đi, đặc biệt khi dùng một lần cho khách mời. Nên lau chùi và khử trùng tai nghe trước và sau khi sử dụng.

● Dùng các ống kính tầm nhìn xa để giúp giữ khoảng cách an toàn. 

● Bất cứ khi nào có thể hãy dùng thiết bị di động hơn là thiết bị có dây dẫn. 

● Nên lưu ý việc giữ các thiết bị như thế nào trong khi tác nghiệp. Không nên để bất cứ thứ gì xung quanh và bỏ lại vào vỏ bọc rồi đóng lại ( ví dụ như những vỏ bọc cạnh cứng, nó lau chùi và giữ sạch dễ dàng hơn)

● Tốt hơn, hãy dùng túi hoặc giấy nhựa bọc bảo vệ xung quanh các thiết bị trong khi sử dụng. Điều này sẽ giảm thiểu bề mặt có khả năng bị lây nhiễm, và sẽ dễ dàng cho việc lau chùi hay khử trùng.

● Hãy mang theo những pin dự phòng đầy đủ với bạn và tránh phải sạc pin tại nơi tác nghiệp, bởi vì như vậy sẽ có thêm một vật dụng càng dễ lây nhiễm.

Luôn khử trùng tất cả các thiết bị, bao gồm điện thoại di động, tai nghe, máy tính xách tay, camera, đĩa cứng, thẻ phóng viên, dây dẫn, phích cắm, tai nghe, máy tính xách tay, đĩa cứng, máy ảnh, thẻ phóng viên và dây buộc, với giấy khử trùng nhanh như Meliseptol, trước khi khử trùng kỹ càng.

Trước khi cho vào túi bọc, các thiết bị cần được khử trùng lại một lần nữa, hãy đảm bảo rằng những nhân viên chịu trách nhiệm về thiết bị thật sự có ý thức và được huấn luyện đầy đủ về việc lau chùi an toàn cho các thiết bị . Đảm bảo rằng không một thiết bị nào bị bỏ sót hay vứt quăng quật đâu đó mà không được giao lại cho người có trách nhiệm lau chùi thiết bị.

Nếu bạn dùng xe cá nhân để tác nghiệp, hãy đảm bảo rằng nội thất của phương tiện di chuyển trong khi tác nghiệp của bạn cũng phải được khử trùng đúng cách bởi một đội ngũ đã được đào tạo nghiêm túc, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt chú ý đến các tay nắm cửa, tay lái, gương chiếu, ghế tựa đầu, dây an toàn, bảng điều khiển, cuộn cửa sổ và tất cả các nút bấm trong xe.

Làm Sạch Các Thiết Bị Điện

Những điểm dưới đây sẽ đưa ra một số hướng dẫn cho việc làm sạch các thiết bị điện. Luôn chắc chắn rằng bạn đã đọc những hướng dẫn của những nhà chế tạo trước khi muốn làm sạch các thiết bị điện .  

● Luôn rút/ tháo bỏ tất cả các nguồn điện, các thiết bị và dây dẫn.

● Tránh xa các loại  chất lỏng khỏi các thiết bị của bạn, và không nên sử dụng các bình xịt, chứa chất mài mòn hay chất tẩy trắng … chúng sẽ hầu như làm hỏng hết các thiết bị của bạn.

● Không nên dùng các chất xịt hay vật gì lên trên thiết bị của bạn.

● Chỉ được dùng các loại vải mềm, không thô ráp, mài mòn.

● Chỉ dùng khăn ẩm, Không được ướt, bạn có thể dùng ít xà bông lên chiếc khăn và chỉ được lau chùi bằng tay.

●Lau chùi toàn bộ thiết bị vài lần

●Không được để cho các bộ phận mở của thiết bị, (như những ổ sạc điện, những lỗ cắm tai nghe hay bàn phím…)

● Rồi lau khô thiết bị bằng một chiếc khăn khô sạch và mềm

● Một số nhà sản xuất nhất đề xuất nên dùng  các loại khăn lau  có 70% cồn isopropyl cho bề mặt cứng và không xốp.

● Để chống lây nhiễm cho các thiết bị của mình bạn hãy luôn kiểm tra với các nhà chế tạo trước , vì một số chất lây nhiễm có thể làm hỏng các thiết bị của bạn. 

Tham khảo thêm những chỉ dẫn cụ thể tại bài viết kèm tại đây : via this article.

Dùng Các Thiết Bị Công Nghệ Thông Tin An Toàn

● Nên nhớ rằng người phóng viên có thể đối mặt với sự tăng mức độ thù địch trên mạng đối với những thông tin về dịch bệnh COVID -19. Hãy nghiên cứu hướng dẫn  best practice của CPJ để bảo vệ mình trước những sự tấn công

● Ngày càng có nhiều chính phủ và các công ty công nghệ thông tin gia tăng sử dụng hệ thống giám sát như một cách để theo dõi sự lây lan của COVID-19. Theo Citizen Lab, nhóm NSO Group, NSO Group đã tạo ra Pegasus, một phần mềm gián điệp, đã được dùng để nhắm vào các phóng viên target journalists, . Các tổ chức Tự do dân chủ đang quan ngại về việc các công nghệ giám sát này sẽ được sử dụng như thế nào để theo dõi con người sau khi sự khủng hoảng sức khỏe này qua đi. Tổ chức Minh bạch  Quốc tế cũng đang theo sát sự phát triển mang tính  toàn cầu này trên website của họ.

● Theo Electronic Frontier Foundation, và những báo cáo cho thấy, những kẻ gian đang tiếp tục lợi dụng tình trạng khủng hoảng y tế và hoảng loạn hiện tại để nhắm vào những cá nhân và tổ chức với những chiêu trò lừa đảo tinh vi có tổ chức, nhằm phát hành vacxin, đang trở nên  phổ biến. Hãy cẩn trọng và suy nghĩ trước khi bạn nhấn chuột hay tải những tài liệu có những thông tin về COVID -19 hay vacxin, bởi chúng  còn có thể dẫn tới việc thiết bị của bạn sẽ bị cài đặt những phần mềm độc hại. Hãy thật cẩn trọng khi nhấn vào những tiêu đề kết nối liên quan đến COVID-19 trên  mạng xã hội hay những ứng dụng tin nhắn, những kết nối đó có thể trực tiếp dẫn bạn đến những phần mềm độc hại ảnh hưởng đến thiết bị của bạn. 

● Hãy cẩn thận với những thông tin sai lệch mượn danh từ các nguồn do nhà nước bảo trợ cũng như những thông tin sai lệch chung, theo như The Guardian đã báo cáo, điều mà WHO  cũng đã  cảnh báo và ngay đến BBC cũng đã nhấn mạnh. Trên trang web của WHO có hướng dẫn cách kiểm chứng thông tin.

● Đọc những hội thảo trực tuyến và những vấn đề riêng tư  bạn dễ bị thấy những dịch vụ đó đang làm gì với những dữ liệu của bạn, chúng truy cập gì, và chúng an toàn thế nào. Số người làm việc tại nhà ngày càng tăng,và có nhiều dịch vụ đã bị tấn công bởi những hackers 

● . Cũng cần chú ý đến những rủi ro khi tác nghiệp tại hay từ các quốc gia có chế độ độc tài, nơi sẽ có sự giám sát chặt chẽ đối với truyền thông về dịch bệnh COVID-19. Theo như Tổ chức bảo vệ phóng viên (CPJ)nhấn mạnh highlighted by CPJ , một số chính phủ có thể che dấu  conceal sự lan rộng của dịch bệnh hay kiểm duyệt censor các đơn vị truyền thông.

Tội phạm và An Toàn Cho Bản Thân khi Tác Nghiệp

● Nếu bạn có thể phải công tác nước ngoài (Phần thông tin dưới đây), nên nghiên cứu những thông tin mới nhất về tình hình an ninh  tại nơi bạn sẽ đến. Hãy ghi nhớ rằng, sự bất mãn và tình trạng bất ổn ngày càng tăng trên thế giới từ khi bắt đầu đại dịch, các hiện tượng bạo động và các cuộc biểu tình cũng tăng vọt. Một số phóng viên tác nghiệp đã bị quấy rối bởi những lời nói xúc phạm, hay trở thành đối tượng công kích và tấn công tội phạm, do vậy không nên coi thường sự an toàn  lúc này. 

● Nên thật cẩn trọng nếu tác nghiệp tại những vùng ngoại ô. Nhiều người trở lên nghi ngờ , hoặc tức giận với “ những người ngoài” vì sợ hãi rằng bạn có thể là kẻ mang theo COVID-19. 

● Hãy chú ý đến khả năng bị phản ứng nặng tay từ phía cảnh sát do liên quan tới việc kiểm soát cách ly COVID -19, như tấn công, physical assault và sử dụng súng đạn, hơi cay và đạn cao su live ammun, tear gas, and rubber bullets.

● Theo CPJ, highlighted by CPJ, phóng viên tại những quốc gia có chế độ độc tài nên chú ý đến mối đe dọa bị giam hay bắt giữ khi đưa tin về dịch.

 ● Xin hãy chú tâm tới một khả năng tăng nhanh mức độ tội phạm, một số nước như Iraq, the U.S., Ireland, Indonesia, Ethiopia, Palestine, Somaliland, and Iran , đã bắt đầu thả một số lượng tù nhân để làm giảm số lượng lây nhiễm COVID -19. 

● Bên cạnh đó, nguồn cung bắt đầu giảm xuống càng làm gia tăng khả năng trộm cắp và cướp bóc, looting and robbery

Những Chuyến Công Tác Quốc Tế

Những hạn chế toàn cầu về việc di chuyển vẫn còn khó khăn. Nếu có thể thực hiện một chuyến công tác nước ngoài bạn cần lưu ý những nội dung sau:

● Kiểm tra những quy định hiện tại và sắp tới  về việc cấm đi lại với nơi bạn định đến, nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

● Chú ý đến những biện pháp cách ly và giới nghiêm có thể thấy ở mỗi vùng miền khác nhau trên một lãnh thổ. Ghi nhớ rằng các biện pháp cách ly có thể được áp dụng rất hạn hẹp hoặc không chút thông báo trước. Do đó, cần sát sao theo dõi mọi nguồn tin trong nước một cách nghiêm ngặt. 

● Sau khi cách ly, quay trở về bạn có thể bị kiểm duyệt hay không báo trước, tuỳ theo nơi bạn quay lại, như  đã từng xảy ra gần đây với những người quay lại nước Anh từ Tây Ban Nha. 

● Xác định tất cả các cơ sở điều trị y tế trong khu bạn sẽ hoạt động. Chú ý những nhân viên y tế có thể biểu tình hay đình công không báo trước.

● Chú ý đến đến các thiết bị bảo hộ y tế cá nhân có thể bị hạn hẹp hoặc hoàn toàn thiếu thốn, hay chất lượng không đảm bảo. Luôn luôn nghiên cứu mọi khả năng có thể xảy ra trước các chuyến công tác , và nhớ mang theo những vật dụng dự phòng nếu cần. 
Nếu có thể, hãy cố gắng tiêm phòng trước khi lên đường tác nghiệp. Đảm bảo các biện pháp dự phòng cho các vacxin thích hợp và tốt nhất nên cập nhật các loại bệnh tật khác cho chuyến đi tại nơi bạn đến.

● Hãy kiểm tra các điều khoản bảo hiểm du lịch, có bao gồm bảo hiểm cho COVID-19 hay không. Hầu hết các chính phủ đã ban hành nhiều khuyến cáo về việc di chuyển và cảnh báo đối với khách du lịch quốc tế. 

● Thường xuyên kiểm tra thông báo của bất cứ sự kiện nào mà bạn dự định tham gia, ghi nhớ rằng nhiều nước đã cấm tụ tập nơi công cộng hay tụ họp trên một số lượng người nhất định. 

● Nhiều biên giới trên đất liền đã đóng cửa trên toàn thế giới. Trong tương lai, đóng cửa biên giới thêm nữa là rất có khả năng, yếu tố này nên được tính đến trong kế hoạch dự phòng của bạn.

● Đừng đi lại nếu bạn bị ốm. Hầu hết các sân bay quốc tế và sân bay khu vực hay cũng như các điểm nút giao thông đã thực hiện chặt chẽ kiểm tra sức khỏe. Du khách hầu như phải đối mặt với việc kiểm tra và buộc phải cách ly hoặc tự cách ly tại điểm đến.

● Bạn nên mua vé máy bay có thể hoàn trả phí đầy đủ. Theo một số bản tin, news reports , COVID-19 đang gây khó khăn về vấn đề tài chính đối với nhiều hãng hàng không hiện nay. 

● Kiểm tra quy định mới nhất cho visa tại điểm đến của bạn, hãy để ý nhiều nước đã dừng cấp visa và đình chỉ hiệu lực visa đã cấp. 

● Kiểm tra nếu quốc gia bạn đến đòi hỏi giấy khám sức khỏe có xác nhận rằng bạn không bị nhiễm COVID-19. 

● Duy trì một hành trình linh hoạt và nên ra sân bay sớm hơn dự định khi di chuyển có tính đến thời gian dành cho việc kiểm tra sức khỏe health screening measures và đo nhiệt độ cơ thể. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với ga tàu, bến cảng và bến xe buýt đường dài.

● Cập nhật những thay đổi của các điểm đến, chú ý rằng một số quốc gia sẽ chỉ cho phép khách nước ngoài nhập cảnh tại một số sân bay hay nhà ga nhất định.

Sau Khi Tác Nghiệp 

● Luôn chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bạn xem có những biểu hiện bị nhiễm bệnh không.

Sau khi bạn trở về từ một nơi bị nhiễm bệnh nặng, hiển nhiên là bạn cần phải tự cách ly. Xin hãy theo dõi những lời chỉ dẫn thích hợp của chính phủ.

● Theo dõi những thông tin mới nhất về COVID-19, cũng như các thủ tục  kiểm dịch và cách ly được thực hiện tại nơi bạn đến và nơi bạn khởi hành

● Tuỳ theo mức độ bị nhiễm bệnh ở mỗi quốc gia bạn ở, bạn nên ghi lại tên, số liên lạc của những cá nhân mà bạn tiếp xúc gần gũi trong suốt 14 ngày sau khi trở về. Điều đó có thể sẽ giúp việc truy tìm những cá  nhân bạn đã tiếp xúc nếu bạn bắt đầu có những triệu chứng nhiễm bệnh 

– – Nếu có những biểu hiện phát bệnh

  • Nếu bạn thấy có biểu hiện nhiễm COVID-19 symptoms of COVID-19, , dù còn nhẹ, thông  báo cho bộ phận quản lý và bàn với họ sắp xếp phương tiện giao thông thích hợp từ sân bay hoặc từ các điểm lưu thông khác về nhà. Không nên tùy tiện lấy taxi về.
  • Theo chỉ dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Trung tâm kiểm dịch và phòng tránh bệnh dịch của Mỹ, hoặc cơ sở y tế địa phương để bảo vệ bạn và cộng đồng.WHO, the CDC,
  • Đừng ra khỏi nhà ít nhất 7 ngày từ khi biểu hiện nhiễm bệnh của bạn bắt đầu,(số lượng ngày chính xác sẽ tuỳ vào quy định của chính phủ của nước sở tại, nơi bạn sống). Làm vậy sẽ giúp bảo vệ người khác trong cộng đồng của bạn trong khi bạn bị nhiễm dịch.
  • Lên kế hoạch và thông báo với người khác để được giúp đỡ. Hỏi bạn bè, đồng nghiệp và gia đình giúp cung cấp cho bạn những gì cần thiết. Những đồ hỗ trợ cho bạn cần đặt trước cửa nhà cho bạn.
  • Giữ khoảng cách theo quy định với những người khác trong nhà bạn bất cứ lúc nào có thể. Và nên ngủ riêng.
  • Nếu phải chung nhà với người khác, nên cách ly hoặc cô lập trong vòng 14 ngày cho tất cả mọi người. Hướng dẫn về vấn đề này có thể tìm ở đây. Đặc biệt chú ý cẩn thận khi dùng phòng tắm, nhà vệ sinh và phòng bếp để tránh bị nhiễm chéo.  
  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách trong vòng 20 giây với nước rửa tay và nước nóng.
  • Tránh tiếp xúc với những người dễ bị nhiễm dịch càng lâu càng tốt, như người lớn tuổi, những người có bệnh lý nền.

Lời khuyên an toàn  của CPJ trực tuyến trên mạng cung cấp cho các phóng viên và phát thông viên những thông tin cần thiết về  nguồn lực, công cụ để bảo vệ an toàn cơ thể, công nghệ kỹ thuật số và tâm lý của bạn bao gồm cả những trường hợp bất ổn  dân sự  hay các cuộc bầu cử .

(Ghi chú từ biên tập: Lời tư vấn này đã chính thức phát hành vào ngày 10, tháng Hai, 2020, và sẽ được thường xuyên cập nhật. Ngày phát hành bên trên thể hiện ngày cập nhật gần nhất.)